Biến chứng của tay chân miệng657 lượt đọc
Hàng năm cứ đầu mùa mưa người ta cứ nhắc nhiều đến cụm từ bệnh tay chân miệng và những cái chết thương tâm của những cháu nhỏ bị tay chân miệng biến chứng. Vậy biểu hiện của bệnh này là gì và nó có những biến chứng nguy hại như thế nào mà dễ cướp đi tính mạng của con người?
Biến chứng nguy hại hơn chính bệnh
Cứ vào mỗi đầu mùa khai giảng năm học hay đẩu mùa mưa là người ta lại nhắn đến nỗi lo bệnh tay chân miệng. Đây là một bệnh khá thường gặp trong giới học đường, đặc biệt ở các trẻ nhỏ. Bệnh này tuy là do một loại vi rút đường ruột gây ra nhưng tác hại của nó thì thực sự đáng ngại. Vì nó hoàn toàn có thể gây ra tử vong.
Trẻ em là những đối tượng rất dễ bị tử vong do bệnh này. Các em thường tử vong do viêm màng não, viêm tim hoặc viêm phổi. Đây là những thiệt hại vô cùng hệ trọng do biến chứng của bệnh gây ra. Bản thân bệnh không gây ra các thiệt hại nặng nề như vậy.
Thứ nhất là biến chứng viêm màng não. Vi rút gây bệnh sau khi xâm nhập qua da, chúng có thể đi qua lớp da và vào thẳng máu. Từ đây, chúng tìm mọi cách để đi lên não. Khi chúng tới được não bộ, chúng gây ra viêm não-màng não ở trẻ nhỏ. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm vì não bộ ở trẻ em đa phần chưa có phản ứng điều tiết hoàn chỉnh. Khi não bộ trẻ em bị viêm, chúng phản ứng rất mạnh và thường gây ra những hệ quả tai hại. Cụ thể là đứa trẻ có thể bị co giật, bị rối loạn hô hấp và rối loạn tuần hoàn. Nghiêm trọng hơn cả là sự rối loạn hô hấp và tuần hoàn ở trẻ khiến trẻ có thể tử vong. Biến chứng này rất đáng sợ với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Thứ hai đó là biến chứng viêm phổi và viêm tim. Phổi và tim tuy không phải là hai cơ quan gây bệnh ưa thích của nhóm vi rút này. Nhưng cũng giống theo cách thức mà vi rút xâm nhập vào não bộ, chúng cũng đi qua da và vào máu. Khi tràn vào máu, chúng đi đến mọi chỗ và có thể đến và định cư luôn trong phổi và tim. Vách phổi là những màng phế nang rất mỏng, rất dễ bị phân hủy. Khi vi rút xâm nhập vào phổi, chúng gây viêm màng này ngay lập tức. Chúng gây viêm phù phế nang làm cho màng phế nang không thể thực hiện chức năng trao đổi khí. Chúng ta cần nhớ là trong phổi, màng phế nang mới thực sự là màng quan trọng nhất. Khi viêm phổi, vi rút còn gây tràn dịch vào đầy túi phế nang làm cho túi phế nang không thể chứa khí. Không những thế, chúng còn tạo cơ hội gây nhiễm khuẩn thứ phát sau đó. Vì chúng phá hủy và ức chế toàn bộ cơ chế miễn dịch tại chỗ, nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Chúng đồng phối hợp cùng gây ra suy hô hấp và gây ngừng thở dẫn đến tử vong.
Nếu chúng xâm nhập vào tim, chúng gây viêm và hoại tử cơ tim. Bên cạnh đó, chúng gây viêm và làm mất chức năng của hệ thống tạo nhịp tim tự động ở trong chính tim. Rối loạn nhịp tim và mất chức năng tế bào cơ tim, hệ tim mạch bị rối loạn. Đứa trẻ có thể bị loạn nhịp tim và ngừng tim đưa tới tử vong.
Thứ ba đó là nguy cơ nhiễm khuẩn da lan tràn. Nên nhớ da là cơ quan chính yếu gây bệnh của vi rút. Chúng sẽ xâm nhập qua da và gây bệnh ngay tại đây. Ổ chứa vi rút chính là các bọng nước. Chúng chức vô vàn các thế hệ vi rút nhân bản khác nhau và tụ hợp lại trong các bọng nước này. Da tại các vùng này bị tổn thương nghiêm trọng, mất chức năng che phủ và tự vệ trước vi khuẩn. Các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn rất dễ tấn công và gây nhiễm khuẩn da lan tràn. Nếu như số lượng các bọng nước ít thì tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ nhưng nếu số lượng các bọng nước lớn thì tình trạng nhiễm khuẩn rất nặng và nguy cơ nhiễm khuẩn huyết rất lớn. Đây đều là những biến chứng nặng mà nếu không được xử lý kịp thời thì rất dễ gây ra tử vong ngay trong bệnh viện.
Do có những biến chứng như trên nên rất cần thiết phải phát hiện ra sớm và khống chế bệnh để biến chứng không thể xảy ra.
Cách phát hiện sớm
Bệnh được chỉ điểm bằng hai dấu hiệu sốt và xuất hiện bọng nước ở tay chân miệng. Đặc điểm của sốt trong bệnh tay chân miệng là sốt không cao, chỉ dao động trong khoảng 38-390C. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính ước lệ vì rằng chúng ta khó có thể biết được đứa trẻ có bị nhiễm thêm vi khuẩn hay là không? Nếu như nhiễm thêm vi khuẩn hậu vi rút thì đứa trẻ có thể có sốt rất cao. Vì thế sốt chỉ là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm vi rút đã xảy ra.
Dấu hiệu quan trọng thứ hai của bệnh đó là các bọng nước đi kèm. Các bọng nước này có một đặc trưng riêng cho bệnh đó là gần như chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, trong miệng tại vị trí ở bên trong má. Rất ít khi nếu như không muốn nói là không có các bọng nước xuất hiện ở ống chân hay thân mình.
Các bọng nước này xuất hiện sau sốt 1 – 2 ngày. Các bọng nước có nhỏ, đường kính vào khoảng 3 – 5mm, dịch ban đầu trong sau hơi đục, nhưng ít khi có mủ. Bọng nước ban đầu nhỏ sau to dần và đến một kích thước khoảng chứng 3 – 5mm thì dừng lại không to hơn.
Về hiện tượng xuất hiện bọng nước trên da, bệnh tay chân miệng cũng gần tương tự như một số bệnh khác thủy đậu, zona, các bệnh cũng thường gặp ở trẻ em. Chúng khác nhau ở vị trí xuất hiện. Thủy đậu thì bọng nước mọc ra khắp thân người, còn zona thì chỉ mọc ở một tại tụ điểm trên cơ thể, xuất hịen thành chùm, thành đám, và chỉ ở một phía.
Như vậy, khi một trẻ em bị sốt trung bình từ 38 – 390C, xuất hiện bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và/hoặc niêm mạc miệng thì gần như chắc chắn em bé bị bệnh tay chân miệng. Nếu em bé lại nằm trong vùng có nhiều trẻ khác cùng bị bệnh thì chẩn đoán lại càng chắc chắn hơn vì bệnh vốn là một bệnh lây.
Cách giảm thiểu biến chứng
Cách tốt nhất với bệnh đó là phòng để biến chứng không xuất hiện. Để giảm biến chứng não, tim, phổi chúng ta phải ngăn chặn không cho vi rút xâm nhập vào cơ thể nhiều. Vệ sinh đồ đạc dụng cụ, vệ sinh bàn tay, vệ sinh sau khi tiếp xúc với trẻ sốt khác hoặc với người bệnh sẽ giảm tải nhiễm thêm vi rút vào cơ thể. Các vật dụng của bé như đồ chơi, giường, chiếu, ghế ngồi cần được vệ sinh sạch sẽ. Nhất thiết phải vệ sinh các dụng cụ vệ sinh cho bé và khử trùng bằng xà phòng như bồn cầu, bô chậu. Những động tác này sẽ làm giảm lượng vi rút xâm nhập vào thêm.
Chúng ta cũng cần gia tăng khả năng tự bảo vệ cơ thể cho bé. Tăng cường chế độ dinh dưỡng, tăng cường vitamin C và các loại hoa quả giàu vitamin C sẽ giúp bé tăng sức đề kháng chống lại vi rút. Trong thời gian này, hạn chế cho bé tiếp xúc với các yếu tố gây suy yếu hệ miễn dịch như gió, nước lạnh, điều hòa lạnh. Thay vào đó bạn cần che chắn cho bé cẩn thận gió lùa. Tránh cho bé nằm quạt điện suốt đêm và tránh dùng nước lạnh để lau rửa vệ sinh. Cũng hạn chế dùng một số thuốc trong giai đoạn này vì có thể một số thuốc có biến chứng gây ra suy giảm miễn dịch, giảm đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngoài da. Những việc làm này sẽ gia cố thê khả năng tự bảo vệ của bé chống lại viêm não và viêm phổi.
Việc giữ gìn vệ sinh da là hết sức cần thiết. Tuyệt đối không được để bọng nước vỡ ra gây lây lan khắp cơ thể. Vì bọng nước là ổ chứa vi rút. Tốt nhất là không được chọc thủng bọng nước vì có thể gây nhiễm trùng thứ phát. Nếu có thể chăm sóc được thì khi quan sát thấy màng bọng nước mỏng đi có thể sắp vỡ thì bạn chủ động chọc vỡ ra và thấm vào bông vô trùng. Sau đó sát trùng ngay tại chỗ và băng lại cẩn thận. Tất cả các bọng nước khác cần sát trùng bằng các dung dịch sát trùng hoạt tính mạnh như xanh metylen, dung dịch betadin pha loãng với tỷ lệ 1:10. Bôi dung dịch sát trùng này lên bọng nước và một phần da xung quanh.
Lưu ý khi thấy trẻ có hiện tượng khác đi kèm với biểu hiện của tay chân miệng như ho đờm, sốt cao hơn bình thường, ngủ hay giật mình và có dấu hiệu kích thích thần kinh, bạn cần đưa đến bệnh viện ngay để nhập viện điều trị. Sau khi đã phát hiện ra bệnh tay chân miệng thì cần thiết phải đưa em bé ngày đi khám một lần để bác sỹ sớm phát hiện ra biến chứng và khống chế.