Màng mề gà quý hơn cả đông trùng hạ thảo1559 lượt đọc

Khi làm gà, ai cũng tiện tay bóc bỏ lớp màng mề gà, mà không hay rằng đây chính là vị thuốc quý trong Đông y, chữa trị sỏi thận, bệnh dạ dày… rất hiệu quả.

Rất nhiều bạn trẻ thích ăn mề gà, nhưng lại không biết trong mề gà còn có “báu vật”. Đó chính là lớp vỏ màu vàng trong mề gà, Đông y còn gọi là “kê nội kim”, có công dụng hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa.

1. Kê nội kim là thuốc đặc hiệu cho điều trị tích thực

Gà là động vật ăn tạp, nó ăn ngũ cốc, cỏ hạt, ăn cả côn trùng. Nhưng gà không có răng, ăn cái gì cũng đều là nuốt chửng, toàn bộ đều do dạ dày tiêu hóa, có thể thấy bộ phận tiêu hóa ở gà rất khỏe mạnh. Cho nên, ăn gà rất bổ cho tì vị.

Khi làm mề gà, nhớ giữ lại màng, phơi khô là được ‘kê nội kim’ (Ảnh: Internet)


Kê nội kim (Ảnh: Internet)


Gà có hai phần dạ dày: thứ nhất là tiền vị, thứ hai là mề. Gà không có răng, nên khi ăn đá sỏi, tất cả đều được chứa ở trong diều của gà. Thông qua quá trình cọ xát của màng mề gà và đá sỏi, cuối cùng hoàn lại là những thức ăn đã được bào nghiền rất nhỏ. Màng mề gà tiêu hóa được những thức ăn cứng cho nên nó rất có hiệu quả cho việc điều trị chứng tích thực (thức ăn tích tụ, khó tiêu).

2. Màng mề gà có thể điều tiết các vấn đề về mật

Màng mề gà – vị thuốc quý cho sỏi tiêu hóa (Ảnh: Internet)

Màng mề gà còn có tác dụng lớn hơn, đó là làm tan sỏi thận. Ngay cả đá cũng có thể mài mòn thì chắc chắn nó có công hiệu tiêu tan sỏi thận rất tốt. Giống như những bệnh nhân mắc bệnh sỏi ở mật, sỏi thận, sỏi ở bàng quang, thường xuyên ăn màng mề gà rất tốt cho việc trị liệu. Kê nội kim là vị thuốc không thể thiếu trong việc chữa trị chứng sỏi gan của Đông y.

Gan và mật là hai bộ phận thường chăm sóc lẫn nhau. Và chỉ cần giữ có một lá gan và lá lách khỏe mạnh, thì mới có điều kiện giải quyết các vấn đề về mật. Mà kê nội kim thông qua chính việc điều dưỡng gan và lá lách khỏe mạnh mới có thể cải thiện chức năng của mật.

3. Mùa xuân ăn màng mề gà bổ gan và lá lách

Thực chất người bình thường cũng có thể thi thoảng ăn một chút màng mề gà, có tác dụng tăng cường sức khỏe, tốt cho lá lách, dạ dạy, điều hòa gan, còn có thể phòng ngừa sỏi thận. Màng mề gà đặc biệt hiệu quả trong việc làm mềm các vật thể, bao gồm thức ăn, sỏi thận thậm chí cả một vài bộ phận mô cứng trong cơ thể người, ví dụ như hạch do tuyến sữa tạo nên, u bướu, xơ gan. Việc thường ăn màng mề gà có tác dụng rất tốt trong việc phòng tránh các loại bệnh nói trên.

Vậy phải ăn như thế nào?

Màng mề gà mua tại tiệm thuốc đều đã được cắt nhỏ thành miếng, nếu là do nhà tự làm, thì có thể đem nghiền thành bột. Màng mề gà thực ra khó có thể nghiền nát, nó rất cứng, không thể ăn sống mà cần phải nấu cùng thức ăn để ăn với cơm. Lúc nấu cơm, bạn có thể bỏ một chút màng mề gà vào nấu cùng. Ví dụ bỏ vào cháo nấu cho bữa sáng. Hiện có máy xay nên sẽ thuận thuận tiện hơn. Trong lúc xay cháo cho thêm một chút mề gà là được, cần phải chú ý là màng mề gà không tan được trong nước mà nó sẽ chìm xuống đáy, vì vậy khi uống canh hay nấu cháo, cần phải múc từ dưới lên mới có thể thấy nó.

Với những người không có điều kiện nấu ăn ở nhà thì có thể dùng máy nghiền thuốc Đông y gia dụng nghiền nhỏ sau đó đựng vào bình, mỗi ngày khi ăn cơm lấy ra nửa thìa để ăn. Màng mề gà có tác dụng rất tốt cho gan và lá lách, vì vậy nếu bạn mỗi ngày không nhớ nấu đến nó, thì đến mùa xuân nên chịu khó ăn một chút, vì mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để điều hòa gan và lá lách.

Một số món ăn, bài thuốc với kê nội kim

1. Màng mề gà hấp trứng – bổ dưỡng cho cả nhà

Cháo trứng gà, kê nội kim bổ dưỡng cho cả nhà (Ảnh: Internet)

Gia đình có con nhỏ trong nhà nên có màng mề gà, thường xuyên cho trẻ ăn, bổ lá lách và có tác dụng tiêu hóa tốt. Lúc cho trẻ ăn, nếu nấu canh thì thường trẻ sẽ không ăn, có thể hấp màng mề gà với trứng, không chỉ ngon mà còn đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc bổ lá lách. Trứng hấp rất dễ tiêu hóa, đặc biệt phù hợp với người già, trẻ nhỏ và những người dạ dày yếu. Cách hấp mề gà với trứng không khác với hấp trứng thông thường là mấy.

Cách làm:

Đánh tan trứng, càng đều càng tốt. Lấy một lượng cháo gấp đôi trứng, cho vào rồi thêm chút dầu vừng, muối và một thìa màng mề gà. Đun vừa lửa trong nồi cho đến sôi, chờ thêm khoảng nửa tiếng được.

Món này có thể dành cho cả nhà, trẻ em ăn thường xuyên vừa có tác dụng tốt cho tiêu hóa vừa giảm tình trạng đái dầm. Nam giới ăn nhiều giảm mỡ gan, nữ giới ăn nhiều có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, người già ăn nhiều có tác dụng phòng tránh đục thủy tinh thể.

2. Chữa cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt

Màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.

3. Trẻ tiêu hóa không tốt

Lấy gạo 100g nấu cháo; màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn 2-3 lần.

4. Món ăn, bài thuốc dùng cho trẻ biếng ăn

Màng mề gà 6g, thịt lươn 250g. Thịt lươn đã làm sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, dùng làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.

5. Ho gà

Màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.

6. Chữa sỏi đường tiết niệu

Màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Tất cả đem tán nhỏ. Cách dùng: Mỗi lần uống 3g với nước đun sôi, ngày 2 lần.

7. Viêm đại tràng mạn tính

Màng mề gà (sao) 10g, bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 6g.

8. Chữa đau dạ dày

Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.

9. Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng

Màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần.

Màng mề gà thực sự rất tốt, không hổ danh “hoàng kim”, hơn nữa giá cả lại rất phải chăng. Vì vậy mọi người không ngại ngần so sánh kê nội kim với cả đông trùng hạ thảo.

Trắc nghiệm mới nhất

Danh mục Trắc nghiệm