Lý do kinh hoàng khiến bạn bỏ thói quen uống cà phê khi đói bụng790 lượt đọc

Bạn có lẽ đang nghĩ rằng uống cà phê vào mỗi sáng sớm là một ý tưởng tuyệt vời. Năng lượng, sự tỉnh táo có lẽ chính là thứ bạn cần cho cả ngày dài làm việc.
Nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng cà phê khi uống vào sáng sớm – đặc biệt là khi đói bụng – lại không hề mang lại những hiệu quả như vậy. Những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:

 

1. Axit trong dạ dày tăng lên

Dạ dày thường luôn tiết ra axit hidroclorid (HCl) ở một mức độ vừa phải nhằm giúp việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

Khi thức ăn chưa được đưa vào dạ dày, loại axit này thường đọng lại, khiến cho phần dạ dày trở nên dễ tổn thương. Cafein có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị. Vì vậy, uống một cốc cà phê ngay lúc này sẽ làm cho hàm lượng axit trong ruột tăng lên đáng kể. Và với một lượng axit lớn như vậy sẽ gây tổn hại không nhỏ đến dạ dày và hệ tiêu hóa của cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân chính của các loại bệnh về đường ruột như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu hay loét dạ dày.

Một số loại cà phê tự nhiên có hàm lượng axit thấp sẽ giảm được nguy cơ mắc các loại bệnh đã kể trên. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo bạn không nên sử dụng cà phê lúc bụng đói. Thay vào đó hãy sử dụng các loại đồ uống không axit sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.


uong-ca-phe-buoi-sang

Uống một cốc cà phê ngay lúc này sẽ làm cho hàm lượng axit trong ruột tăng lên đáng kể. (Ảnh minh họa: Internet)



2. Lo lắng

Nhiều người tự tạo cho mình một thói quen rất xấu: Uống cà phê thay vì ăn sáng. Uống cà phê khi nhịn đói bữa sáng sẽ làm giảm khả năng xử lý chất dẫn truyền thần kinh serotonin, một loại hormone điều khiển cảm xúc tích cực của con người.

Khi não bộ không tiếp nhận hormone này đúng cách, nó sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng như lo lắng và trầm cảm. Hơn nữa, uống cà phê khi đói còn còn kích thích sản sinh ra các hormone căng thẳng cortisol và andrenaline trong máu, từ đó càng làm trầm trọng các triệu chứng kể trên. Hậu quả là bạn trở nên bồn chồn, hồi hộp và luôn luôn có cảm giác mệt mỏi.

3. Mất nước

Theo Tiến sĩ Adam Simon, uống cà phê khi bụng đói sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông nước trong cơ thể, làm cơ thể tiêu hao nước nhanh hơn so với bình thường. Và nhiều người lại chọn cách uống cà phê để giải tỏa cơn khát, càng làm cơ thể mất nước nhanh hơn.

uong-ca-phe-buoi-sang (1)

Uống cà phê khi bụng đói sẽ làm cơ thể tiêu hao nước nhanh hơn so với bình thường. (Ảnh minh họa: Internet)

 

 

4. Mất ngon miệng

Sau mỗi lần uống cà phê vào buổi sáng, bạn thường tự nhủ rằng mình sẽ tự thưởng cho bản thân một bữa ăn nhẹ sau vài giờ làm việc mệt mỏi. Nhưng việc đó không bao giờ xảy ra bởi sau đó bạn đã không còn cảm giác muốn ăn. Cà phê đã tác động không nhỏ lên vị giác, khiến cho bạn mất cảm giác thèm ăn – đây cũng là lý do vì sao nó được liệt vào danh sách thức uống có tác dụng giảm cân. Uống cà phê trước mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn ăn ít hơn.


Cà phê có tác dụng tốt cho việc giảm cân nếu bạn biết chọn đúng thời điểm. Nhưng sáng sớm có lẽ không phải là khoảng thời gian thích hợp để thực hiện. Bữa sáng rất quan trọng với bạn, nếu bỏ qua thường xuyên thì có thể làm phản tác dụng mà cà phê mang lại.

Vậy đâu là thời điểm thích hợp để uống cà phê?

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra thời điểm lý tưởng để một cốc cà phê có thể phát huy tối đa tác dụng là sau khi bạn vừa ăn bữa sáng, trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến trưa.

(Nguồn: Davidwolfe)

Trắc nghiệm mới nhất

Danh mục Trắc nghiệm