Trẻ nghiện smartphone có nguy cơ ung thư não gấp 5 lần các bé khác685 lượt đọc
Nếu biết về những điều thực sự sẽ xảy ra khi trẻ nghiện smartphone, cha mẹ sẽ phải giật mình.
Chúng ta biết smartphone không tốt cho trẻ, chúng ta biết trẻ chơi smartphone sẽ khiến con có nguy cơ bị cận thị, lười nói, ít vận động. Tuy nhiên những tác hại mà báo chí hàng ngày vẫn đề cập đó có vẻ vẫn chưa đủ sức hấp dẫn bằng việc chỉ nhờ smartphone, đứa trẻ bướng bỉnh của bạn sẽ chịu ăn hết bát cháo to, chịu ngồi yên một chỗ cho bạn nghỉ ngơi thư giãn. Đó là lý do nhiều cha mẹ Việt vẫn đang đưa điện thoại smartphone cho con chơi hàng ngày?
Nếu biết về những điều thực sự sẽ xảy ra khi trẻ nghiện smartphone, cha mẹ sẽ phải giật mình.
Trẻ nghiện smartphone dễ bị ung thư não gấp 4-5 lần so với các bé khác
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng bức xạ của ĐTDĐ có thể gây ra ung thư. Tuyên bố này dựa trên một quyết định của một nhóm 31 nhà khoa học, đến từ 14 nước.
Tiến sĩ Devra Davis, là một trong những người có uy tín về nghiên cứu các nguy cơ của ĐTDĐ đã đưa ra cảnh báo, đặc biệt, việc tiếp xúc với bức xạ từ ĐTDĐ có thể tác động xấu đến sức khỏe của con người như: Làm thay đổi DNA; Thay đổi tuần hoàn não; Tổn thương dây cột sống; Ảnh hưởng khả năng học hỏi…
Đặc biệt, theo phân tích của các nhà khoa học này, bộ não của trẻ nhỏ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn, và có hộp sọ mỏng hơn, điều này ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến cho chúng dễ bị tổn hại hơn so với người lớn.
Với thiếu niên, trẻ em sử dụng ĐTDĐ từ khi còn nhỏ, nguy cơ ung thư não sẽ cao hơn khoảng 4- 5 lần so với những bé không sử dụng.
“Ôm” điện thoại và Ipad dẫn đến nguy cơ lệch cổ, thoái hóa đốt sống vĩnh viễn
Theo một bài viết được chia sẻ “chóng mặt” trên trang Sports Network (Trung Quốc), sau khoảng 1 năm đều đặn sử dụng điện thoại và máy tính bảng, một bé gái 3 tuổi đã phải nhập viện khẩn cấp và trở thành bệnh nhân “nhí” tại khoa Phục hồi chức năng để điều trị bệnh lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ.
Theo bác sĩ Hồ Tiểu Quân, giám đốc bệnh viện Phổ Nhân, trẻ em trong một thời gian dài ngồi yên một chỗ để chơi iPad, điện thoại di động sẽ gây ra đau cơ cổ, căng thẳng, co thắt dây chằng, nếu không can thiệp, nguy cơ trong tương lai sẽ bị thoát vị đĩa đệm cổ và các bệnh khác.
Hiện tượng này cũng xảy ra phổ biến và lứa tuổi ngày càng nhỏ. Không những thế, thoái hóa đốt sống cổ ở trẻ em còn gây nguy hiểm lớn hơn rất nhiều so với người lớn, và thiệt hại đối với cuộc sống của trẻ là không hề nhỏ.
Ngoài ra, xương của trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến kích thước của đốt sống cổ, phát triển dị dạng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể ảnh hưởng đến ngực, thắt lưng và các phần xương khác, thậm chí làm hạn chế phát triển chiều cao.
“Nhiều bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng, cho con một chiếc điện thoại di động hoặc máy tính bảng thì bé sẽ ngồi yên tĩnh, nhưng không chú ý đến tư thế của cổ, đã dẫn đến sự xuất hiện của bệnh.
Khi trẻ em chơi trò chơi, chúng sẽ ngồi yên “bất động” và giữ tư thế đó trong một thời gian dài. Lâu và thường xuyên như vậy, cổ sẽ cúi gập xuống gây võng xương.
Cách ngồi như vậy có tác hại tĩnh, không nhìn thấy ngay lập tức, trẻ sẽ cảm thấy đau từ từ mỗi hôm một ít, cộng với ban đêm ngủ trong phòng điều hòa lạnh, đặc biệt dễ bị tổn thương dẫn đến cứng cổ.
Tivi, Ipad, điện thoại có thể cướp đi đôi mắt trẻ
Ths. BS Phạm Thị Hằng, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND cho biết, cuộc sống hiện đại khiến trẻ được tiếp xúc nhiều và sớm với những thiết bị công nghệ như tivi, ipad, điện thoại… Thậm chí nhiều bà mẹ con cho trẻ xem tivi, chơi trò chơi điện thoại để dỗ cho trẻ ăn.
Những hành động này vô tình khiến mắt trẻ phải điều tiết quá nhiều. Đây chính là thủ phạm khiến trẻ bị mắc các tật khúc xạ. “Nếu không được chữa trị kịp thời, nó chính là nguyên nhân “cướp” đi đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của con bạn”- BS Hằng nhấn mạnh
Theo BS Hằng, với những trẻ khi có dấu hiệu dị tật khúc xạ (hay mỏi mắt, nheo mắt) nếu không được quan tâm khám, phát hiện điều trị tật khúc xạ sớm thì sẽ để lại hậu quả nặng nề. Có thể trẻ sẽ bị nhược thị, lác… trong đó nhược thị là vấn đề đáng lưu tâm.
“Nhược thị là tổn thương thần kinh. Bình thường một trẻ có tật khúc xạ nếu được phát hiện sớm, đeo kính đủ số thì thị lực khi đeo kính đạt 8/10 trở lên. Tuy nhiên, nếu trẻ khám muộn, có lệch khúc xạ, độ lệch khúc xạ cao thì có thể bị nhược thị.
Khi đó dù có chỉnh kính tối đa thì thị lực cũng rất thấp, trẻ nào cao cũng dưới 7/10 thậm chí có những cháu nhược thị sâu thị lực chỉ còn 1- 2/10.
Trẻ sẽ vĩnh viễn không thể khôi phục được thị lực, ngay cả phẫu thuật được coi là phương pháp hỗ trợ tiên tiến nhất cũng không thể can thiệp”- BS Hằng nhấn mạnh.
Nhiễm vi khuẩn E.Coli gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ dưới 1 tuổi
Theo một nghiên cứu khác cho thấy điện thoại di động là một trong những vật dụng bẩn nhất trong gia đình bạn. Bởi phụ huynh có thể ném chúng ở bất kỳ nơi nào và rồi lại đưa cho trẻ dùng. Với sức đề kháng yếu, trẻ sẽ dễ dàng bị tấn công bởi các vi khuẩn gây hại có trên chiếc điện thoại ấy.
Trong đó, vi khuẩn nguy hiểm nhất là vi khuẩn gây tiêu chảy, nôn mửa và cực kỳ nguy hiểm với trẻ dưới 1 tuổi. Đây là loại vi khuẩn có trong phân và các chất thải gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Trẻ chậm lớn, kém thông minh vì sóng điện thoại
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết, không giống như khói thuốc lá, từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu sắc, không mùi vị, chúng âm thầm xâm nhập cơ thể và có thể gây ảnh hưởng xấu. Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, tác động của điện thoại di động càng lớn.
Cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ. Chỉ riêng việc người mẹ nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng đã làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu mẹ sạc điện thoại ở gần nơi bé nằm, thì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường.
Việc người mẹ sử dụng điện thoại gần trẻ sơ sinh đã là phải hạn chế. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.
Việc đưa cho con cầm smartphone để say sưa chơi tới hàng giờ liền càng nguy hiểm bội phần.